Album ảnh

NHÌN NHẬN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2

Thanh Huyền

Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Trải qua gần 30 năm, công cuộc đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, những đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng đã chứng minh được tính ưu việt của nó.

Một là, về lý luận CNXH là bước tiến hợp quy luật của nhân loại

          C. Mác sau khi nghiên cứu lịch sử xã hội loài người nói chung và nhất là sự phát triển của CNTB châu Âu nói riêng đã rút ra kết luận: sự phát triển của xã hôi loài người là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế – xã hội, hay lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau, phương thức sản xuất sau cao hơn phương thức sản xuất trước đó. Chính vì thế, xã hội phong kiến thay thế xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội TBCN thay thế xã hội phong kiến và đễn lượt xã hội Cộng sản chủ nghĩa thay thế TBCN mà giai đoạn đầu của nó chính là CNXH. Sự thay thế này là một quá trình lịch sử tự nhiên, hợp quy luật khách quan. Tiền đề vật chất quan trọng nhất của sự thay thế xã hội TBCN bằng CNCS chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành, lớn mạnh của giai cấp vô sản. Trên thực tế CNXH đã lớn mạnh, đã trở thành hiện thực và đã là ngọn cờ tư tưởng dẫn đường cho hàng triệu con người đang phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để vạch rõ bản chất của CNTB, Lênin đã từng nói: “Dân chủ XHCN dân chủ gấp trăm triệu lần dân chủ TBCN”.

Như vậy, mô hình, lý tưởng về một xã hội không có người bóc lột người, một xã hội dân chủ, công băng, văn minh, ở đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” đã và đang là triển vọng tất yếu của nhân loại.

          Hai là, lịch sử đã chứng minh, đối với Việt Nam chỉ có CNXH mới đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thật sự

Trong thời gian dài bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân ta đã từng chứng kiến bản chất áp bức, bóc lột, bất công, tàn bạo của CNTB và trong chế độ ấy nhân dân ta chưa một ngày được tự do, ấm no, hạnh phúc. Bởi lẽ đó, CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa đời sống của nhân dân ta ngày một đi lên, xóa bỏ dần những bất công trong xã hội, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Đó cũng là tiền đề để đất nước giàu mạnh thật sự trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.

Ba là, nền dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước

Trong các chế độ xã hội có sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chính là căn nguyên của mọi bất công và xung đột xã hội. Nền dân chủ của chế độ chiếm hữu nô lệ là một nền dân chủ chiếm đoạt; nền dân chủ của xã hội phong kiến lại là nền dân chủ cưỡng bức; tiến bộ hơn chính là nền dân chủ tư sản, nhưng cũng chỉ là nền dân chủ cho số ít người (giai cấp tư sản), bên trong đó chính là đem lại lợi ích cho thiểu số giai cấp bóc lột.

Trái ngược với các nền dân chủ trước, nền dân chủ XHCN là đem lại tự do, bình đẳng, công bằng cho đại đa số nhân dân lao động, mà ở đó mọi người có quyền thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình thông qua đại diện, dân chủ đại diện, đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân.

Bốn là, cơ sở kinh tế cũng cơ bản có sự ưu việt

Cơ sở kinh tế của CNTB chính là dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất, nó thể hiện bản chất của CNTB từ trong nội tại, cái phương thức cố hữu là dựa trên sự bóc lột, tìm cách thích nghi để duy trì chế độ bóc lột đem lại lợi ích kinh tế cho giai cấp tư sản. Hiện tại CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng những mâu thuẫn cơ bản, vốn có của CNTB nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên gay gắt.

Trái ngược với cơ sở kinh tế TBCN, CNXH mà Đảng và nhân dân ta xây dựng dựa trên nền tảng kinh tế sở hữu toàn dân, với định hướng lớn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trước pháp luật, tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa đảm bảo tính định hướng XHCN để đạt tới mô hình về kinh tế: “có nến kinh tế phát triển cao dựa trên lưc lượng sản xuất hiện đại quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”.

Năm là, tiến trình xây dựng CNXH ở nước ta đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử

          Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo sau gần 30 năm đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện. Cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, các mặt chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh được đảm bảo và ổn định. Trong đó có những thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ. Mười năm gần đây, mức sống trung bình của người dân Việt Nam đã tăng lên, vấn đề xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội được coi là mục tiêu chiến lược quan trong cả trước mắt và lâu dài, điều đó chứng tỏ sự phát triển xã hội và dân chủ ở Việt Nam được đặc biệt quan tâm.

Như vậy, chế độ XHCN ở Việt Nam đã và đang phát huy được tính ưu việt của nó, đúng với bản chất của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính ưu việt đó có được giữ gìn, nâng cao và phát huy hay không còn phụ thuộc vào chính sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và chế độ XHCN.

 

61 comments on “NHÌN NHẬN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

  1. Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam được bắt đầu ngay từ giữa những năm 80 và được triển khai mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực từ đó đến nay. Quá trình đổi mới đã đưa lại nhiều thành tựu to lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận quan trọng mà việc giải quyết chúng một cách đúng đắn sẽ là cơ sở lý luận hết sức cần thiết cho việc tiếp tục hoạch định và đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới.

  2. Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa .Nó diễn ra trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống của xã hội , tạo ra các tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được thực hiện.

  3. Cho đến nay, trong quan niệm của những người mácxít – lêninit về chủ nghĩa xã hội và về những đặc trưng cụ thể của nó vẫn còn có những điểm khác nhau. Bản thân C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin khi đề cập đến nội dung và số lượng các đặc trưng ấy trong các tác phẩm khác nhau của mình cũng nói không hoàn toàn giống nhau.

  4. Thời kì quá độ lên CNXH thể hiện rõ nhất những đặc thù của các loại nước và mỗi nước.Do sự khác nhau về điểm xuất phát, về trình độ phát triển, điều kiện thế giới cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc khác nhau. Điều đó cho phép thừa nhận sự đa dạng mô hình CNXH, sự phong phú về hình thức, phương pháp, bước đi trong tiến trình xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

  5. Sự phát triển của học thuyết kinh tế – xã hội vẫn giữ nguyên giá trị cho mọi giai đoạn. Học thuyết hinh thái kinh tế – xã hội đã chỉ ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và chính nó đã đề ra những hướng đi đúng đắn và từ đó đưa ra những giải pháp cho công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển hơn.

  6. Xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng có thể có nhiều đặc trưng, nhưng có hai đặc trưng chất lượng quan trọng nhất mà dứt khoát chúng ta phải đạt đến, đó là vừa giàu có hơn, vừa công bằng hơn so với trong chủ nghĩa tư bản, hay phỏng theo cách nói của Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

  7. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, việc chấp nhận thành phần kinh tế tư bản tư nhân, cho phép doanh nhân được mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho sản xuất phát triển, tạo thêm của cải, hàng hoá cho xã hội, nhưng đồng thời lại dẫn đến tình trạng bóc lột. Việc xoá bỏ bao cấp làm cho hoạt động của nhiều xí nghiệp trở nên năng động, nhưng cũng làm không ít xí nghiệp quốc doanh vấp phải khó khăn, thậm chí phá sản, khiến cho hàng loạt công nhân mất việc làm.

  8. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là những nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau , đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế , văn hóa , xã hội , tư tưởng , tập quán trong xã hội . trong xã hội lúc này tồn tại nhiều thành phân, xã hội gồm đầy đủ mọi thành phần với nhiều tư tưởng khác nhau.

  9. Trong chủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội được thể hiện trong nguyên tắc phân phối theo lao động. Đây là một nguyên tắc phân phối rất công bằng. Mặc dầu vậy, trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, sự phân phối công bằng đó chẳng những chưa loại trừ được, mà vẫn còn hàm chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội.

  10. Những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được trong thời gian qua là kết quả của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo – một đường lối đã kết hợp được một cách nhuần nhuyễn tính năng động chủ quan với biện chứng phát triển khách quan trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  11. Đứng trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế nươc ta không thể là nền kinh tế khép kín, mà phải tích cực mở rộng quan hệ nền kinh tế đối ngoại. Đó là xu thế tất yếu của thời đại, là vấn đề có tính quy luật trong thời đại ngày nay. Chúng ta “mở cửa” nền kinh tế, thực hiện đa dạng, đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy lợi thế kinh tế trong nước làm thay đổi mạng mẻ về công nghệ, cơ cấu ngành và sản phẩm .

Gửi phản hồi cho Thái Bình Hủy trả lời