Album ảnh

VÀI LỜI TRAO ĐỔI VỚI TIẾN SỸ VŨ DUY PHÚ

5

Viễn

Là một người thường xuyên quan tâm tới tình hình chính trị, thời sự của đất nước tôi hay mày mò tìm kiếm những bài viết về đất nước về những kế sách giúp nước Việt vươn cao, vươn xa. Phải công nhận rằng có rất nhiều tiếng nói tâm huyết với đất nước, những tiếng nói góp ý, những ý kiến phảnt biện… Tất cả đều trên tinh thần xây dựng đất nước. Tất nhiên không phải ý kiến góp ý nào cũng đúng, cũng chính xác do đó chúng ta cần mạnh dạn có nhiều diễn đàn, nhiều bài viết trao qua, đổi lại để nhận thức một vấn đề được sáng rõ.

Trên tinh thần đó ngày hôm nay tôi có truy cập vào một trang mạng có tên Viện những vấn đề phát triển, đọc được bài viết “Việt nam: Tự chuyển hóa là con đường hiện thực và toàn dân cùng thắng ” của tiến sỹ Vũ Duy Phú, với tư cách là phó chủ tịch viện tôi thấy cũng cần phải có đôi lời trao đổi với tiến sỹ.

Trước hết với tư cách là một công dân có trách nhiệm với đất nước tôi thấy nếu quả thực những điều tiến sỹ Vũ Duy Phú viết là để nhằm xây dựng đất nước tốt đẹp, phồn vinh thì tôi nghĩ đầu tiên phải hoan nghênh tiến sỹ Phú. Mong rằng những con người như tiến sỹ Phú cũng như các trí thức khác khi viết ra những dòng nào trên mạng cũng đều trên tinh thần góp ý xây dựng đất nước chứ không phải viết ra là để nhằm một mục đích cá nhân nào đó hay cố tình diễn giải vấn đề theo một hướng sai lệch nào đó nhằm tác động, hướng lái tư tưởng người đọc. Tôi nói điều này bởi hiện nay bên cạnh những con người tâm huyết với đất nước thì cũng có những người, thậm chí mang danh trí thức nhưng đang núp dưới danh nghĩa góp ý, phản biện để rồi đưa ra các thông tin sai lệch nhằm tác động tư tưởng người đọc mất niềm tin vào chế độ, vào đất nước. Những người đó quả thực đáng lên án và phê phán. Tôi mong tiến sỹ Vũ Duy Phú không phải người như vậy.

Thứ hai xoay quanh bài viết của tiến sỹ Vũ Duy Phú, sau khi đọc xong tôi thấy có mấy điểm gợn lên cần trao đổi với tác giả. Cụ thể:

Điểm thứ nhất tác giả cho rằng tại Việt Nam  nền kinh tế đang chuyển hẳn sang nền kinh tế nền kinh tế thị trường tư bản; nội dung “xây dựng CNXH” thực tế và chủ yếu đã chuyển thành xây dựng Chủ nghĩa tư bản nhà nước với sự hoành hành của các “Nhóm lợi ích” riêng. Nền chính trị tại các nước này đang là “ Đầu Ngô – mình Sở” và theo tác giả thì kinh tế chuyển đổi đương nhiên chính trị, văn hóa cũng phải chuyển đổi. Không biết ý của tác giả ở đây có muốn nói là khi kinh tế Việt nam đang chuyển sang kinh tế tư bản thì đương nhiên nền chính trị của Việt Nam cũng phải đi theo quỹ đạo tư bản? Với bản thân tôi, tôi không đồng ý với điểm này. Nên kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của CNXH. Nền kinh tế tại Việt nam vẫn giữ vững định hướng XHCN chứ không có chuyện đã chuyển sang nền kinh tế thị trường tư bản. Định hướng XHCN trong nền kinh tế Việt Nam được thể hiện rất rõ qua các mặt: Thứ nhất,nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Thứ hai, phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng  trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Thứ ba, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội. Thứ tư, phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thứ năm, xây dựng một nền kinh tế thị trường hòa nhập vào nền kinh tế thị trường khu vực và thế giới với nhiều hình thức quan hệ và liên kết phong phú đa phương, đa dạng. Chính vì vậy tác giả quy kết rằng nội dung “xây dựng CNXH” thực tế và chủ yếu đã chuyển thành xây dựng Chủ nghĩa tư bản nhà nước và Việt Nam “đầu Ngô-mình Sở” liệu có hợp lý không?

Điểm thứ hai, tôi không đồng tình với cách diễn giải của tác giả về chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả cho rằng chủ tịch Hồ Chí Minh muốn xây dựng một chế độ Dân chủ Cộng hoà, Đa nguyên, đa đảng. Tôi không biết tác giả dựa vào căn cứ nào để khẳng định rằng chủ tịch Hồ Chí Minh muốn xây dựng đất nước một chế độ đa nguyên, đa đảng hay đó chỉ là suy nghĩ chủ quan của chính tác giả. Để minh chứng cho luận điểm của mình tác giả viết: “Cụ thể diễn ra như sau: Sang châu Âu, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu kỹ CNTB và thấy rằng, xã hội TB ở các chính quốc Tự do Dân chủ Công bằng Văn minh…”. Tôi cũng đã từng đọc nhiều tư liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng chưa bao giờ thấy tài liệu nào nói rằng chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá các nước tư bản tự do, dân chủ, công bằng hơn cả. Chắc hẳn nhiều ngưỡi vẫn còn nhớ những dòng viết nổi tiếng của Bác khi Bác đến thăm tượng nữ thần tự do, một biểu tượng của nước Mỹ, một nước tư bản hàng đầu thế giới:  “Ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự do thì người da đen bị chà đạp. Bao giờ người da đen mới được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?” Những dòng chữ này chính là một sự nhìn nhận đánh giá hết sức khách quan của chủ tịch Hồ Chí Minh về các nước tư bản, về những cái gọi là giá trị tự do, dân chủ như họ vẫn tô vẽ và tác giả Vũ Duy Phú đang ca ngợi.

Còn nhiều điểm nữa cần trao đổi với tác giả Vũ Duy Phú nhưng trong phạm vi một bài viết trên Blog không thể nói hết được. Trong bài viết sau, Viễn tôi xin được tiếp tục trao đổi với tác giả.

11 comments on “VÀI LỜI TRAO ĐỔI VỚI TIẾN SỸ VŨ DUY PHÚ

  1. Những luận điểm tiến sỹ Vũ Duy Phú đưa ra thật là vô lý. Nền kinh tế của Việt Nam rõ ràng đang đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy nhân dân làm gốc, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, với kinh tế nhà nước làm chủ đạo, như vậy thì đâu phải là kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng kinh tế tư bản. Một điều vô lý, cực kỳ vô lý nữa đó là tiến sỹ Phú cho rằng chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng chế độ đa nguyên đa Đảng ở nước ta, không biết tiến sỹ lấy thông tin từ đâu nhưng từ trước tới nay thật sự chưa thấy tài liệu nào nói đến việc chủ tịch Hồ Chí Minh muốn phát triển đa nguyên đa Đảng ở nước ta cả.

  2. Tiến Sỹ kiểu gì mà lại có những nhận xét vớ vẩn như vậy. Là do Tiến Sỹ Vũ Duy Phú không nghiên cứu kỹ hay là ông bị các thế lực nào đó mua chuộc, ông làm việc cho các tổ chức đen tối, làm theo những chỉ đạo của chúng, phát biểu những luận điểm sai trái, nhằm chia rẽ sự đoàn kết của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Một người Tiến Sỹ chân chính, thật sự sẽ không có những phát biểu như vậy, đây là một phát ngôn hết sức sai lầm, đó là một sự thất bại của người tiến sĩ, thử hỏi không có lợi ích thì làm sao Phú lại có thể nói ra những lời này.

  3. Thật không hiểu ông nghiên cứu kiểu gì nữa ông tiến sỹ Vũ Duy Phú ạ, ông nói toàn những điều nghe không vào tai, không có lý chút nào. Ông đã lấy những thông tin ấy ở đâu vậy, có phải từ những tờ đô là mà các tổ chức nước ngoài đưa cho ông. Ông nhận tiền rồi làm theo những gì họ sai khiến, nói những điều mà dù ông biết là nó sai, là nó xúc phạm đến đất nước, đến những con người vĩ đại của dân tộc. Ông không xứng đáng mang danh tiến sỹ đâu ông Phú ạ, nếu còn chút lòng tự trọng hãy rút lại những lời nói vớ vẩn kia, xin lỗi đến những ai ông đã xúc phạm.

  4. Những tên rận chủ ngày càng có những hành động trắng trợn vu không bôi nhọ cơ quan nhà nước qua bất cứ hình thức nào mà chúng có thể nghĩ ra được với những sô diễn hết sức giản đơn chúng khó mà có thể lừa được nhân dân và chính quyền song chúng vẫn đang rất thành công khi lừa được những khán giả nước ngoài vì vậy mà chúng vẫn còn đất diễn từ những khoản tài trợ từ nước ngoài

  5. Đúng thật, bọn này suốt ngày kiếm trò để diễn kiếm tiền, mở mồm ra là dân chủ này, dân chủ nọ nhưng mà ko có tiền thì bọn nó chẳng làm đâu. Kiếm tiền như bọn nó thì quá dễ, thật bất công cho những người nông dân đầu tắt mặt tối. Bọn chúng nó chẳng khác nào bọn tham ô tham nhũng chuyên moi móc tiền của dân.Thì không có năng khiếu gì thì phải gây xì căng đan để nổi tiếng. Cũng giống như sô bít thôi mà.

  6. Cái hay của các nhà “rận chủ” là chạy sô nhiều nhưng không lấy tiền của khán giả vì họ được các nhà tài trợ từ bên ngoài chi trả tất cả các khoản chi phí. Cho nên họ vẫn có thể tồn tại mãi mà không cần biết “khán giả” khen chê, ủng hộ hay không, và cũng chính vì thế mà họ cũng không đầu tư nhiều vào nội dung của “sô diễn”, chỉ cần diễn nhiều sô là có được nhiều tiền. Nếu có cơ hội mĩnh cũng muốn thử một phen, hi vọng sẽ được đổi đời, mua được nhà lầu xe hơi

  7. Đã từ lâu, cái tiểu xảo dựng chuyện, ngụy tạo, ngã vạ rồi lu loa trên mạng đã thành nghề kiếm chác của chúng nó. Chúng vô liêm sĩ đến mức nhiều người tử tế đã chỉ ra cái sai, cái tiểu xảo lừa lọc của chúng nhưng chúng vẫn mặt trơ trán bóng lấn tới. Chỉ khổ những người thiếu kiến thức, thiếu thông tin, nhẹ dạ cả tin rất dễ bị shock, rất dễ bị đau tim, rất dễ bị tổn thương. chúng là lũ chuyên đi xuyên tạc và móc nối với những con người cũng có tí tri thức nhưng làm những hnàh động ngu dốt nên không cắn đứt lương tâm đâu

  8. ác cụ ta có câu “Chơi với chó, chó liếm mặt”. Tụi này không bằng con chó, bởi chó liếm lên mặt chủ là biểu thị tình cảm nó dành cho chủ, còn tụi này nó bôi tro, trát trấu lên mặt chủ. Con chó đôi khi còn phải tự kiếm ăn, tụi này ngồi đó ăn lương, trợ cấp lấy từ thuế của dân rồi rút lửa đáy nồi, hất đổ cả nồi cơm của dân chúng. Có lôi chúng ra xử thì chẳng ai kêu thương cho chúng đâu, cứ làm tới đi.

  9. Với cá nhân tôi thì hoàn toàn không đồng tính với tiên sư phú về những nhìn nhận của ông này về đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại . Bác Hồ người đặt nền móng đầu tiên của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam luôn mong đất nước chúng ta sẽ đi đến đích cuối cùng của con đường đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa , cũng nhờ lý tưởng này mà chúng ta đã hoàn toàn dành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến để có sự thành công lớn , mang lại tự do hạnh phúc cho nhân dân . và toàn Đảng toàn dân ta đang tích cực xây dựng để ngày đó càng gần hơn .

  10. Các bạn chưa nghiên cứu chính trị sâu sắc, chỉ dựa vào những giáo lý giáo điều cũ, thì không đồng ý cũng có lý thôi. Nên hỏi Putin xem, tại sao Liên Xô – hòn đã tảng của CNXH – lại bỏ chế độ XHCN kiểu cũ để đi theo Dân chủ đa nguyên ?

Gửi bình luận