Album ảnh

CUỘC CHIẾN MỸ – TRIỀU TIÊN CÓ XẢY RA

1_41563.jpg
Sự thật là cuộc chiến rất có khả năng sẽ xảy ra. Điều này xuất phát từ một số dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, chưa bao giờ vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên lại được quan tâm như hiện nay. Trong các diễn đàn chính trị khu vực và thế giới, nước Mỹ luôn nhắc về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là mối đe doạ lớn đối với hoà bình tại khu vực Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng thể hiện sự quan ngại sâu sắc về vấn đề này và mới đây là cuộc họp thượng đỉnh ASEAN tại Philippines.
Thứ hai, Triều Tiên ngày càng làm gia tăng mối lo ngại khi liên tục có những hành động và phát ngôn gây sốc. Họ đã hai lần thử tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân nhưng đều không thành công. Bên cạnh đó là các hoạt động diễn tập quân sự trong nước, những tuyên bố cứng rắn hướng về Mỹ của ông Kim Jong Un.
Nhưng bên cạnh các dấu hiệu trên, việc Mỹ thời gian gần đây dưới thời của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump cũng gia tăng các hoạt động thể hiện sự cứng rắn nhằm vào Triều Tiên như: Mỹ đã điều hạm đội tàu sân bay tới gần bán đảo Triều Tiên; triển khai giai đoạn cuối hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và đi kèm với nó là cảnh báo của chính Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo Bắc Hàn chớ ‘thử thách’ Tổng thống Donald Trump. Đồng thời, Tổng thống Donald Trump cũng đã yêu cầu Bắc Kinh có biện pháp cứng rắn hơn đối với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng nếu không Mỹ sẽ có biện pháp can thiệp sâu hơn. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence còn nói rằng nước Mỹ đã sẵn sàng rút gươm ra khỏi vỏ, cho thấy nếu cần thiết, Washington sẵn sàng mở cuộc chiến với Bắc Hàn. Mới đây nhất, Tổng thống Donald Trump đã có bài báo cáo xin ý kiến trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ về phương án của quân đội Hoa Kỳ trước vấn đề Triều Tiên và đã được các Nghị sĩ đồng thuận cao.
Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy, Tổng thống Donald Trump không nói đùa trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Mỹ sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên nếu các bên không thể tìm ra lối thoát.
Đằng sau hành động cứng rắn này là gì?
Rõ ràng, việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Triều Tiên có khả năng rất cao sẽ xảy ra. Tuy nhiên, điều này cho thấy rằng chính quyền mới của Mỹ đang muốn tập trung vào giải quyết tình hình ở Châu Á mà gián tiếp là tấn công vào sự trỗi dậy của Trung Quốc. Không thế mà ông Trump luôn thúc dục và gây sức ép với Bắc Kinh về giải quyết vấn đề Triều Tiên. Một minh chứng nữa cho giả thuyết này đó là kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, khác hẳn với người tiền nhiệm ông Trump tạm thời không chĩa mũi nhọn vào Nga (vấn đề Crime) mà tập trung hơn vào khu vực Châu Á nơi có sự hiện diện của Trung Quốc.
Nếu chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ sử dụng các hạm đội của mình và các căn cứ quân sự, các hệ thống tên lửa của của mình đóng tại các nước láng giềng của Triểu Tiên. Và đương nhiên, các nước đó như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ trực tiếp gánh hậu quả. Nếu chiến tranh xảy ra, các nước ở gần Triều Tiên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chứ không phải Mỹ. Đó cũng là lý do vì sao các quốc gia đó luôn muốn giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp ngoại giao.
Quang Thuận

 

180 comments on “CUỘC CHIẾN MỸ – TRIỀU TIÊN CÓ XẢY RA

  1. Nhiều nhà phân tích tin rằng ít nhất hàng chục ngàn quân lính và dân thường sẽ bị giết chỉ trong vòng 48 giờ xảy ra xung đột. Các hành lang nơi quân đội Triều Tiên tiến quân chắc chắn sẽ biến thành chiến trường đẫm máu. Một nhà quân sự ước tính rằng quân đội Triều Tiên sẽ tổn thất 100.000 binh sĩ trong 72 giờ đầu tiên của cuộc chiến…, The Diplomat phân tích.

  2. Triều Tiên đã nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), với mục đích chế được một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn tới Mỹ. Bình Nhưỡng lập luận điều này là cần thiết để tự vệ trước Mỹ xâm lược.

  3. Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đe dọa sẽ “giải quyết thích hợp” Triều Tiên nếu Trung Quốc không thể kiềm chế được đồng minh của mình và cử một nhóm chiến hạm do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu tới khu vực Bán đảo Triều Tiên.

  4. Triều Tiên sẽ không phóng toàn bộ kho tên lửa đạn đạo trong đợt tấn công đầu tiên mà sẽ dành khả năng tấn công cho tương lai. Tuy nhiên, hàng trăm tên lửa đạn đạo thông thường sẽ không chỉ áp đảo hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc và Mỹ mà còn làm tăng cơ hội tấn công mục tiêu ở Seoul của một trong 150 đầu đạn hóa học của Triều Tiên.

  5. Triều Tiên sẽ không phóng toàn bộ kho tên lửa đạn đạo trong đợt tấn công đầu tiên mà sẽ dành khả năng tấn công cho tương lai. Tuy nhiên, hàng trăm tên lửa đạn đạo thông thường sẽ không chỉ áp đảo hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc và Mỹ mà còn làm tăng cơ hội tấn công mục tiêu ở Seoul của một trong 150 đầu đạn hóa học của Triều Tiên.

  6. Có thể thấy được, một trong số những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay là Triều Tiên, tuy nhiên không phải theo cách mà mọi người thường nghĩ. Cho dù Triều Tiên là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, viễn cảnh thảm kịch nhất không phải là việc nước này gây chiến bằng hạt nhân mà là khi chính quyền Bình Nhưỡng nguy cơ mất kiểm soát và tạo ra một khoảng trống chính trị. Lợi ích cạnh tranh giữa các nước có thể đưa hai nước quyền lực hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc rơi vào xung đột quân sự trực tiếp.

  7. Cây bút Mikozami nhận định, Triều Tiên hiện là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới, nhưng không theo cách mà mọi người thường nghĩ. Viễn cảnh đáng sợ nhất không phải là việc Triều Tiên gây chiến bằng vũ khí hạt nhân, mà là một khi nước này bất ổn, Mỹ và Trung Quốc dù không muốn những cũng sẽ bị kéo vào một cuộc chiến tranh.

  8. Triều Tiên nằm ở nơi giao nhau giữa hai tuyến chiến lược. Trước tiên là nước này giáp Trung Quốc và Trung Quốc luôn muốn giữ một chế độ thân thiện với họ ở Triều Tiên để bảo vệ an ninh ở biên giới. Đường biên giới của Trung Quốc hiện nay ở trong tình trạng an toàn hơn hàng nghìn năm trước, và Bắc Kinh muốn duy trì điều này.

  9. Xét về mặt địa lý, Triều Tiên nằm giữa hai giới tuyến chiến lược. Nước này giáp biên giới Trung Quốc và Bắc Kinh luôn muốn duy trì một Triều Tiên thân thiện để đảm bảo an ninh khu vực. Đó sẽ là một trở ngại không nhỏ trong việc điều khiển mối quan hệ với Triều Tiên của nước Mỹ.

  10. Sự bất ổn dọc đường biên giới kéo dài 880 dặm giữa Trung Quốc và Triều Tiên sẽ chỉ tạo ra sự nhiễu loạn mà chính quyền nước này chẳng hề mong muốn, thậm chí còn phức tạp hơn là thế lưỡng nan do việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân hiện nay gây ra.

  11. Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến sang Triều Tiên và thực hiện các cuộc đổ bộ từ bờ biển. Lực lượng hải quân và không quân Triều Tiên khá hạn chế và trang thiết bị lạc hậu nên vai trò phòng thủ, ngăn chặn liên minh do Mỹ dẫn đầu hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.

  12. Bình Nhưỡng luôn đe dọa sẽ thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực, và điều này đã kích động thành lập liên minh chiến lược giữa Mỹ và Hàn Quốc. Để đối phó với sức mạnh áp đảo của Mỹ, Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân và đang nhanh chóng nâng cấp các phương tiện, từ tên lửa tầm xa trên mặt đất đến tàu ngầm mang tên lửa.

  13. Vậy cuộc xung đột tiềm tàng giữa hai nước sẽ diễn ra như thế nào? Mỹ sẽ đưa lực lượng vào Đông Á, còn Trung Quốc sẽ cố gắng để ngăn chặn Mỹ. Viễn cảnh này sẽ phát huy những điểm mạnh mà cả hai phía đã phát triển trong suốt thập kỷ vừa qua, một bên là quân đội Mỹ tăng cường khả năng xâm nhập, còn một bên là quân đội Trung Quốc củng cố khả năng chống tiếp cận.

  14. Nếu chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ sử dụng các hạm đội của mình và các căn cứ quân sự, các hệ thống tên lửa của của mình đóng tại các nước láng giềng của Triểu Tiên. Và đương nhiên, các nước đó như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ trực tiếp gánh hậu quả. Nếu chiến tranh xảy ra, các nước ở gần Triều Tiên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chứ không phải Mỹ. Đó cũng là lý do vì sao các quốc gia đó luôn muốn giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp ngoại giao.Ngoại giao là cách tốt nhất.

  15. Triều Tiên đã xây dựng và phát triển năng lực hạt nhân nhiều năm nay. Công nghệ tên lửa của nước này được cho là cũng đang đạt những tiến bộ đáng kể. Một số chuyên gia tin rằng, chỉ ít năm nữa, Bình Nhưỡng có thể đạt năng lực tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu nổ hạt nhân.

  16. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng bất kỳ nỗ lực tấn công phủ đầu nào của Mỹ sẽ kích động Triều Tiên phản công dữ dội vào Hàn Quốc bằng cả vũ khí hạt nhân lẫn các loại vũ khí thông thường, theo NYTimes. Kịch bản cuộc chiến trong những ngày sau đó sẽ như một “ván cờ rất phức tạp theo kiểu ăn miếng trả miếng”, Anthony H. Cordesman, nhà phân tích an ninh quốc gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói.

  17. Nếu trong cuộc xung đột này, Tổng thống Donald Trump sử dụng loại bom này ở Bình Nhưỡng, số người chết có thể lên đến 2.354.690 người và 616.070 người bị bỏng hoặc bị thương do chấn thương cùng với khoảng gần 4.000.000 người khác sẽ bị nhiễm độc phóng xạ, cơ sở hạ tầng của Bình Nhưỡng trong một tích tắc sẽ trở thành tro bụi.

  18. Hôm 6/8, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster đưa ra viễn cảnh “chiến tranh phủ đầu” với Triều Tiên như một lựa chọn chính sách của Mỹ. Theo ông, phương án này sẽ là cú đánh đột ngột vào hạ tầng quân sự của Triều Tiên, khiến khả năng tấn công của Bình Nhưỡng sụt giảm.

  19. Những gì đang diễn ra hiện nay cho thấy một cuộc xung đột vẫn đang âm ỉ, với việc Triều Tiên diễn tập tấn công các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản, còn Tổng thống Trump tuyên bố thẳng thừng ông sẵn sàng tự xử mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên – bất kể Trung Quốc có tham gia hay không.

  20. Hiện tại sức mạnh hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vẫn là một bí ẩn, các thông tin về khả năng hạt nhân của Triều Tiên chỉ dựa trên các cuộc thử nghiệm, ví dụ dựa vào vụ nổ trong cuộc thử nghiệm năm 2013 cho đến nay, các chuyên gia dự đoán có thể Triều Tiên đã chế tạo thành công loại vũ khí hạt nhân có dành riêng cho Los Angeles, Mỹ.

  21. Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ và các đồng minh còn quá mềm mỏng trước Triều Tiên, để nước này liên tục khiêu khích quân sự mà không bị “trừng trị”. Chính sách răn đe mạnh mẽ sẽ sử dụng vũ lực vừa phải nhưng ở dưới mức tấn công toàn diện kiểu phủ đầu. Ví dụ lần thử tên lửa đạn đạo hoặc thử hạt nhân tiếp theo sẽ được đáp trả bằng ném bom vào khu vực thử vũ khí.

  22. Siegfried Hecker, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Triều Tiên, đã đến thăm quốc gia này 7 lần và tham quan các cơ sở hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ngày 7/8, ông yêu cầu quan chức hai bên lập tức mở kênh đối thoại để tránh thảm họa hạt nhân quy mô toàn cầu. Theo Hecker, sự cấp bách của nó đủ để hai bên tiến hành đối thoại vô điều kiện.

  23. Giáo sư lịch sử mang tiếng đầu ngành nhưng lại có quan điểm lệch lạc, đánh tráo sự thật của lịch sử. Sẽ ra sao với lịch sử nếu còn những người mang hàm Giáo sư này đứng trong hàng Đại biểu Quốc hội.Sẽ ra sao khi những phát biểu lệch lạc của những người này được đăng tải trên những phương tiện báo chí chính thống. Một dân tộc mà phủ nhận lịch sử hào hùng của mình sẽ không bao giờ ngóc đầu sánh vai với các cường quốc năm châu.

  24. Chẳng ai mong muốn điều này xảy ra cả,nhưng sự thật nó có thể xảy ra hay không đó còn là một câu hỏi lớn,vấn đề đặt ra khi xãy ra đối với nước ta là gì một đất nước là cường quốc một bên là một quốc gia khép kín,nhưng rất hiếu chiến với số lượng vũ khí hạt nhân rất lớn thì sức tàn phá nó mang lại thực sự rất nguy hiểm.

Gửi phản hồi cho Binbong Hủy trả lời